Top 6 loại bệnh hại tấn công cây khóm thường gặp

Nếu không sớm phát hiện và xử lý bệnh hại trên cây dứa sẽ gây tổn thất về năng suất cũng như tổn hao chi phí vận chuyển bảo quản khóm sau thu hoạch. Để làm tốt được việc kiểm soát bệnh hại trên khóm trước tiên bà con nên trang bị cho mình kiến thức về bệnh hại tấn công cây khóm thường gặp thông qua bài viết dưới dây

Bệnh hại cây dứa

Đa số các bệnh hại trên cây khóm đều khó có thể phát hiện ở giai đoạn sớm trên quả khóm. Để nhận diện và có cách điều trị tốt các bệnh này bà con cần phải có những kiến thức vững chắc về biểu hiện và tác hại của bệnh hại trên cây khóm. Bài viết dưới dây sẽ cung cấp chi tiết các thông tin hữu ích đó cho bà con

Danh sách 6 bệnh hại trên cây dứa phổ biến

Trên thực tế đồng ruộng có rất nhiều loại bệnh tấn công cây dứa. Trong đó có một số bệnh phổ biến thường gặp và gây hại nhiều cho cây dứa sẽ được chúng tôi liệt kê chi tiết sau đây:

1. Bệnh thối đọt dứa

Thối đọt thường xuất hiện khi có những đợt mưa kéo dài

Giải pháp phòng và đặc trị bệnh thối nõn trên cây dứa (Phytophthora) – Nano Bạc Super

Tác nhân chính gây bệnh là do nấm Phytophthora sp.

Triệu chứng biểu hiện

  • Bệnh xuất phát từ lá non ở phần nõn khóm – phần tim hoa thị của cây.
  • Các lá cây bị bệnh sẽ chuyển màu từ xanh sang màu xỉn hơn hoặc xanh vàng; đầu lá có màu xám. Chỉ cần cầm nhẹ đầu lá rút lên là các lá bệnh bị rời khỏi thân. Mô bệnh và mô khỏe có sự phân biệt rõ ràng
  • Cây khóm nhiễm bệnh thấp dần xuống do các lá non bị thối rữa, gục dần. Rễ các cây bị bệnh ngắn, đen.
  • Cây khóm nhỏ thường dễ bị bệnh thối nõn tấn công mạnh hơn cây lớn

Tác hại

Bệnh héo nõn cây Khóm tác động và gây hại cho cả khóm mới trồng cho tới khi khóm sắp thu hoạch. Với cây khóm còn nhỏ bệnh tấn công làm cây thối và chết cả khóm. Bệnh nhanh chóng lây lan qua nguồn nước tưới hoặc nước mưa ra những diện tích xung quanh. Khi khóm đã ra trái bệnh vẫn có thể tấn công gây gãy gục trái, làm thất thu năng suất của bà con

2. Bệnh thối nhũn trái/quả

Bệnh có thể gây thất thu năng suất cho dù dứa đã tới ngày thu hoạch

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH THỐI TRÁI, THỐI GỐC CHỒI TRÊN DỨA DO NẤM

Tác nhân chính gây bệnh là nấm Erwinia carotovora

Triệu chứng biểu hiện và tác hại

  • Ngoài đồng ruộng rất khó để quan sát thấy quả khóm bị thối nhũn nếu chỉ nhìn bề ngoài
  • Bệnh thường gây hại nặng khi mùa mưa
  • Khi quan sát quả khóm, đặc biệt là ở những quả đã chín trên cây, nếu có vết đổi màu bất thường là quả khóm đang bị thối nhũn
  • Các quả khóm bị nhiễm bệnh bên trong có thịt rời rạc, xuất hiện các lỗ hổng to trong quả
  • Bệnh lây lan và gây hại nhanh, chỉ trong vòng 1 ngày bệnh có thể gây thối cả trái khóm do đó gây thất thu về năng suất, giảm giá trị thương phẩm khi tiêu thụ; ngoài ra bệnh gây hại trên dứa đang được bảo quản còn gây tổn thất về chi phí vận chuyển, bảo quản sản phẩm

3. Bệnh thối gốc, chồi

Bệnh gây hại mạnh vào thời điểm thời tiết nóng ẩm cao và có thể gây thối chồi hàng loạt

Untitled 1

Tác nhân chính là nấm Thielaviopsis paradoxa

Triệu chứng biểu hiện

  • Bệnh có thể xuất hiện cả trên thân, chồi, lá hay quả của cây khóm
  • Trên chồi, bệnh thâm nhập qua các vết thương khi bà con tác chồi. Ngoài ra, thối gốc, chồi còn thâm nhập vào thời điểm bảo quản, vận chuyển chồi giống. Ban đầu vết bệnh chỉ là các chấm màu vàng, sau đó vết bệnh lan rộng dần ra rồi gây thối thoàn bộ thân hay gốc chồi giống. Vết bệnh khi nặng chuyển sang màu nâu đen
  • Trên quả bị bệnh, dấu hiệu ban đầu là vết đốm úng hình nón, vết này sẽ chuyển dần sang màu vàng sau đó là màu đen và nhanh chóng thối. Bệnh lây lan trên quả vào giai đoạn quả mới hình thành thông qua nhị hoa tại các mắt quả và trên quả chín thống qua vết thương cơ giới, vết côn trùng chích

Tác hại

  • Thối gốc, chồi gây tấn công nặng gây thối hàng loạt gốc dứa giống gây tổn thất về chi phí giống cho bà con và nguy cơ ảnh hưởng thời vụ trồng dứa nếu không kịp thời chuẩn bị được giống thay thế
  • Ngoài ra, bệnh tấn công trên trái khóm non, dứa sắp cho thu hoạch gây trực tiếp ảnh hưởng tới năng suất thu quả của người trồng dứa

4. Khô nâu mắt khóm

Bệnh xuất hiện vào thời điểm khi cây có nhiệt độ và ẩm độ cao

Nôn thốc nôn tháo sau ăn dứa: Những sai lầm đại kỵ khi ăn dứa chín bạn phải tránh xa

Tác nhân chính gây bệnh do vi khuẩn Erwinia ananas

Triệu chứng biểu hiện và tác hại

  • Khó để quan sát được biểu hiện bệnh khi nhìn phía ngoài vỏ quả khóm
  • Có thể có nhiều vị trí mắt dứa bị bệnh trên quả, chỉ khi cắt ra chúng ta sẽ thấy các đốm nâu đậm xen kẽ trong ruột thịt quả
  • Bệnh xuất hiện chủ yếu trên mắt quả khóm. Vết bệnh xuất hiện màu rỉ sắt hoặc màu đen, các mô xung quanh vị trí bệnh cứng lại
  • Bệnh khô nâu mắt khóm làm giảm sút trầm trọng giá trị thương phẩm của khóm. Và nếu không phát hiện, phân loại được quả bệnh ngay khi thu hoạch bệnh còn gây tốn kém chi phí vận chuyển, bảo quản sau thu hoạch cho người bán khóm

5. Bệnh héo khô đầu lá

Bệnh được truyền từ vụ trước qua vụ sau thông qua cây giống hoặc các môi giới côn trùng truyền bệnh

Phát hiện bệnh héo khô đầu lá do virus trên cây dứa - Tuổi Trẻ Online

Tác nhân chính gây bệnh là virus Wilt

Triệu chứng biểu hiện, tác hại

Ban đầu vết bệnh xuất hiện ở chóp lá già phía gần ngọn. Vết bệnh là những vệt màu đồng và lá khóm dần chuyển sang màu đỏ nhạt sau đó chuyển màu đỏ đậm;

Các lá bệnh sau đó khô dần, và chuyển sang màu hồng vàng, đầu lá có màu nâu đậm

Bệnh gây hại nặng hơn, các lá phân bố ở khu vực giữa thân sẽ con xuống, mép lá biến vàng, các lá khác trên cây chuyển màu hồng tía, đầu cuộn cong hướng xuống đất. Dần dần tất cả các đầu lá cuộn lại, héo khô

Khi cây khóm nhiễm héo khô đầu lá, vây vẫn có thể trổ hoa, hình thành quả nhưng quả nhỏ hơn bình thường; và những quả này thường chín héo, chất lượng thương phẩm giảm nặng

6. Bệnh nấm xám ở cây dứa

Nấm xám gây hại tới tất cả các bộ phận của cây khóm nhưng gây hại lớn nhất cho trái khóm

Dứa sắp thu hoạch bỗng dưng thối nhũn, nghi vấn do nhà máy thải độc

Tác nhân chính do nấm Fusarium guttiforme

Triệu chứng biểu hiện và tác hại

  • Giai đoạn bệnh mới chớm xuất hiện rất khó để phát hiện ra dấu hiệu bệnh
  • Ban đầu lớp vỏ quả khóm sẽ xuất hiện các vết bầm có màu xám nhạt tới sẫm. Bệnh nặng dần và lan ra khắp quả
  • Bệnh gây tổn hại trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thu hoạch dứa

Các biện pháp nhằm phòng trừ bệnh hại trên dứa

  • Dọn sạch tàn dư trên ruộng khóm sau mỗi vụ thu hoạch
  • Chọn giống từ các ruộng sạch bệnh, phun một số thuốc BVTV nhằm xử lý và bảo quản giống chồi khóm không bị nấm bệnh xâm nhập
  • Dọn sạch cỏ trong ruộng khóm hoặc có xử lý thuốc trừ cỏ cho khóm ngay từ dầu vụ trồng
  • Sử dụng các thuốc BVTV trừ nấm, vi khuẩn gây bệnh khi mật độ bệnh tăng cao hoặc phun phòng bệnh vào đầu các mùa mưa

Như vậy, Nông Nghiệp Thái Thị đã cung cấp những thông tin tổng quan về Danh sách 6 loại bệnh hại tấn công cây dứa thường gặp, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để tra cứu và sử dụng cho quá trình chăm sóc cây đạt năng suất và chất lượng cao !!!

Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Thái Thị chuyên sản xuất và phân phối phân bón hữu cơ tại Việt Nam. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng phân hữu cơ hoặc muốn tìm hiểu thêm về Thái Thị có thể liên hệ Hotline: 02733 88 22 78 hoặc email: thaithiorganic07@gmail.com.